Google Tag Manager là công cụ của Google được sử dụng để quản lý các mã checking hay còn gọi là các thẻ, nhằm đo lường hoặc phân tích các chỉ số nào đấy trong các chiến dịch Marketing Online
Các bạn bấm vào đây hoặc vào thẳng link: https://tagmanager.google.com/ để bắt đầu đăng ký Google Tag Manager nhé
Nội Dung
- 1 Google Tag Manager là gì?
- 2 Cài đặt Google Tag Manager:
- 3 Kiểm tra mã Google Tag Manager đã hoạt động trên web chưa
- 4 Cách sử dụng Google Tag Manager: Tags & Triggers
- 5 Cài Google Analytics cho WordPress qua Google Tag Manager
- 6 Kiểm tra mã Google Analytics đã hoạt động chưa
- 7 Hướng dẫn gắn Google Remarketing code lên Google Tag Manager
- 8 Liên kết Tài khoản Google Adwords với Google Analytics
- 9 Kết luận
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager hiểu một cách nông dân nhất thì nó là 1 vùng chứa. Là nơi bạn tống vào tất cả các mã code dùng để tracking đo lường thay vì ném chúng một cách trực tiếp lên website của bạn. Ví dụ các mã sau:
- Mã Google Analytics
- Mã tiếp thị lại Google Ads
- Mã Facebook Pixel
- ….
Gần như tất cả các loại mã checking bạn đều có thể tống chúng lên Google Tag Manager. Điều này giúp bạn quản lý dễ dàng các chiến dịch đo lường mà bạn hướng tới đồng thời giúp giải phóng website của bạn khỏi các đống mã code lằng nhằng. Dĩ nhiên website sẽ chạy nuột nà hơn, bởi chúng không phải load nhiều đoạn mã JS từ chính đống mã code này.
Google Tag Manager quản lý tất cả các mã code (các thẻ) mà đáng ra bạn phải thêm vào trong website của mình để:
- Theo dõi hành vi của khách hàng trên trang
- Đo lường chuyển đổi
- Hỗ trợ triển khai A/B testing
Google Tag Manager có 4 thành phần chính
- Container: Được hiểu là 1 vùng chứa. Mỗi vùng chứa tương ứng 1 website trong điều kiện bạn quản lý 1 lúc nhiều website khác nhau.
- Mã Thẻ (Code, Tag): Đây là các đoạn mã code để bạn gắn vào Google Tag Manager thay vì gắn trực tiếp lên website.
- Trigger: Được hiểu là điều kiện để 1 tag hoạt động. Ví dụ điều kiện để tag “Đăng ký tại đây” là load trang ” Xác nhận đăng ký thành công”
- Variable: Còn được gọi là biến, là 1 thành phần bất kỳ của 1 phần tử nào đó. Ví dụ Click, Url,…
Cài đặt Google Tag Manager:
Cài đặt Google Tag Manager rất dễ. Khi tạo tài khoản, Google Tag Manager sẽ cấp cho bạn 2 mã code để chèn vào website. Cụ thể các bạn tiến hành cài đặt Google Tag Manager như sau:
Lưu ý: Google Tag Manager có 2 loại, một loại dành cho Website, 1 loại dành cho App (ứng dụng). Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chọn loại Google Tag Manager dành cho website bạn nhé.
Cách cài đặt Google Tag Manager qua video ..Updating…
Truy cập trang chủ của Google Tag Manager
Các bạn Bấm vào đây hoặc vào thẳng link: https://tagmanager.google.com/ để bắt đầu đăng ký Google Tag Manager
Điền toàn bộ thông tin cần thiết
Tại bảng trên các bạn điền thông tin như hướng dẫn
- Tên tài khoản: có thể đặt tên bất kỳ. Thông thường mình sẽ điền tên website hoặc tên công ty đối tác
- Quốc gia: Mình sẽ điền là Việt Nam vì các site mình phát triển ở Việt Nam
Phần thiết lập vùng chứa
- Tên vùng chứa: Bạn điền link website của bạn vào. Ví dụ của mình là MarketingViet.vn (Không cần điền http hoặc https)
- Mục Where to use container (Nơi sử dụng vùng chứa): Các bạn Click chọn web
Cuối cùng bạn chọn Tạo để hoàn tất quá trình cài đặt tài khoản Google Tag Manager.
Lưu ý: Sau này mỗi website khác nhau bạn đều tạo như thế
Lấy mã Google Tag Manager
Lấy mã Google Tag Manager của tài khoản bạn vừa tạo. Thông thường, sau khi cài đặt xong, hệ thống sẽ tự hiển thị các mã này cho bạn trên cửa sổ trình duyệt
Copy 2 đoạn mã trên và chèn vào website của bạn. Trường hợp web của bạn dùng mã nguồn wordpress, bạn có thể làm như phần tiếp theo. Trường hợp website của bạn dùng mã nguồn khác, bạn có thể nhờ bên code web cho bạn để họ xử lý nhé.
Gắn mã Google Tag Manager lên website của bạn
Gắn mã Google Tag Manager vào website của bạn. Ở đây mình sẽ hướng dẫn gắn mã Google Tag Manager lên website sử dụng mã nguồn WP, trường hợp bạn dùng mã code tay thì phải nhờ bạn lập trình website đó gắn giúp
Gắn trực tiếp mã Google Tag Manager vào code web bằng tay
Truy cập vào trang quản trị WordPress. Click vào giao diện, Click tiếp vào sửa như hình bên dưới
Click mở file Header.php
Chèn đoạn tag đầu tiên vào ngay sau phần mở đầu của thẻ Head. Chèn đoạn code Google Tag Manager thứ 2 vào ngay sau phần mở của thẻ Body như hình trên.
Click chọn Cập Nhật Tin Tức để lưu mã Google Tag Manager vào code web
Truy cập vào tài khoản Google Tag Manager để xác nhận như hình dưới
Click chọn Gửi để tiếp tục
Điền thêm mô tả sau đó Click chọn Xuất bản để hoàn tất việc gắn mã Google Tag Manager vào Website
Gắn mã Google Tag Manager lên website WordPress thông qua Plugin
Có rất nhiều plugin hỗ trợ bạn gắn mã code Google Tag Manager lên website. Ở đây mình chọn plugin
DuracellTomi’s Google Tag Manager for WordPress
Tuy nhiên nếu có thể thì các bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các Plugin trên wp. Bởi nếu làm dụng, website của bạn có thể chạy chậm hơn rất nhiều.
Kiểm tra mã Google Tag Manager đã hoạt động trên web chưa
Sử dụng Tag Assistant để kiểm tra xem bạn đã gắn được mã Google Tag Manager vào website hay chưa
- Cài đặt extension Google Tag Assistant trên trình duyệt Chrome
- Click vào biểu tượng của Google Tag Assistant để kiểm tra
- Nếu bạn thấy biểu tượng màu xanh. Tức là mã Google Tag Manager của bạn đã hoạt động tốt
- Nếu bạn thấy biểu tượng là màu vàng thì mã Google Tag Manager vẫn hoạt động. Tuy nhiên có đôi lúc không track được chính xác
- Nếu bạn thấy biểu tượng màu đỏ thì có thể bạn đã gắn sai mã code và có thể Google Tag Manager không hoạt động
Sử dụng Facebook Pixel Helper để kiểm tra bạn đã bật các biến cũng như xác định các Tag, Trigger đã được thực hiện đúng hay chưa.
Cách sử dụng Google Tag Manager: Tags & Triggers
Về cơ bản,cách sử dụng Google Tag Manager sẽ trải qua 6 bước cơ bản:
- Gắn mã của Google Tag Manager vào website của bạn.
- Bật tất cả các biến Google Tag Manager cho sẵn
- Xác định Tag
- Xác định Trigger
- Xác định các biến cần sử dụng
- Kiểm tra xem Google Tag Manager đã hoạt động hay chưa
Sau đây, chúng ta sẽ học cách sử dụng Google Tag Manager qua các ứng dụng cụ thể
Cài Google Analytics cho WordPress qua Google Tag Manager
Cài đặt Google Analytics cho WordPress tương đối đơn giản. Trường hợp bạn chưa có tài khoản Google Analytics bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Google Analytics là gì?
Truy cập trang chủ của Google Analytics Tại Đây để đăng ký 1 tài khoản Google Analytics mới, hoàn toàn miễn phí
Bạn click vào nút Đăng ký để tiến hành đăng ký Google Analytics
Điền toàn bộ thông tin. Sau đó bạn Click nút Nhận ID theo dõi để tiếp tục
Tiếp theo bạn click chọn Việt Nam. Tiếp tục click vào 2 dấu kiểm, cuối cùng Click nút Tôi chấp nhận để tiếp tục
Lấy mã Google Analytics
Tiếp theo bạn cần truy cập Google Tag Manager để chèn (gắn) mã ID theo dõi này vào Google Tag Manager
Bạn copy mã ID theo dõi như hình trên. Ví dụ như trên là UA-13922… (Nếu gắn trực tiếp mã Google Analytics vào web thì bạn phải copy đoạn mã loằng ngoằng bên dưới)
Truy cập Google Tag Manager và tiến hành
- Click vào Vùng không gian làm việc
- Click chọn Thẻ
- Click chọn mới
Các bạn click vào nút như hình để tiến hành cấu hình thẻ Google Analytics trên Tag Manager
Phần chọn loại thẻ, các bạn chọn Google Analytics Universal Analytics
Phần loại theo dõi để mặc định là lượt xem trang
Phần Cài đặt Google Analytics chọn biến cài đặt, chọn biến mới
Phần này mọi người điền mã ID theo dõi của Google Analytics vào phần ID theo dõi như hình. Sau đó bấm Lưu để lưu lại nhé.
Tại cửa sổ làm việc trên. Bạn Click chọn vào phần 1 để tiến hành kích hoạt thẻ Google Analytics. Sau đó Click vào lưu để lưu lại
Tại phần này, bạn Click chọn All Page, tức là kiểm soát toàn bộ lượt truy cập vào website của bạn. Sau đó Click vào chữ Thêm
Tại cửa sổ này, các bạn chỉ cần click chọn Lưu để tiếp tục
Tiếp theo các bạn Click gửi để tiếp tục
Bước cuối cùng, bạn click xuất bản để hoàn tất quá trình gắn mã Google Analytics lên Google Tag Manager
Kiểm tra mã Google Analytics đã hoạt động chưa
Để kiểm tra xem mã Google Analytics xem đã hoạt động chưa, các bạn làm giống như lúc kiểm tra mã Google Tag Manager là được. Nếu làm đúng thì hệ thống sẽ hiển thị như hình phía trên.
Lưu ý: Tránh sao chép trùng lập lại dữ liệu của bạn.
Nếu bạn sử dụng Trình quản lý thẻ của Google để kiểm soát Google Analytics của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xóa mã theo dõi (tracking code) của Google Analytics hiện tại khỏi các trang của mình. Nếu không, mã GA cũ sẽ thu thập dữ liệu & thẻ GTM mới cũng sẽ báo cáo lại… Từ đó tạo ra những dữ liệu trùng lập.
Không ai muốn nhận được những dữ liệu trùng lập hết, phải không?
Và giờ thì bạn rõ rồi đó!
Tag đầu tiên của bạn, thông báo đến GTM gửi lượt xem pageview tới Google Analytics. Và trigger đầu tiên của bạn thông báo cho GTM gửi lượt xem pageview đó mỗi khi trang được tải.
Hướng dẫn gắn Google Remarketing code lên Google Tag Manager
Để gắn mã Google Remarrketing lên Google Tag, bạn cần phải truy cập tài khoản Google Adwords của bạn và thao tác như hình dưới để lấy mã Remarketing Google
Đầu tiên các bạn Click vào Công cụ. Sau đó Click vào Trình quản lý đối tượng
Sau khi truy cập vào trình quản lý đối tượng. Các bạn click vào Nguồn đối tượng. Ở phần bên phải mục Thẻ Google Ads, các bạn Click vào Chi tiết để tiếp tục
Tại phần Thiết lập thẻ, các bạn Click vào Tự cài đặt thẻ như hình trên. Ở cửa sổ làm việc tiếp theo, các bạn chỉ việc copy đoạn mã Remarketing Google, thông thường sẽ có dạng 7697392.
Copy đoạn mã như hình trên. Sau đó các bạn mở trình quản lý Google Tag Manager để chèn mã Remarketing này vào. Cụ thể như sau
Tại cửa sổ Google Tag Manager. Các bạn chọn vùng chứa là website cần đo lường. Sau đó Click vào Thẻ, sau đó Click vào Mới để tạo thẻ mới có chứa mã Remarketing Adwords.
Sau đó Click như hình mũi tên để cấu hình thẻ
Tại phần này, các bạn Click chọn mục Tiếp thị lại Adwords nhé.
Tại mục số 1, phần ID chuyển đổi, các bạn chèn mã Remarketing Adwords của bạn vào. Sau đó Click vào mục số 2 phần kích hoạt như hình trên để lựa chọn chế độ kích hoạt mã Remarketing
Tại phần chọn trình kích hoạt, mình chọn kích hoạt toàn bộ website. Tức là những ai truy cập vào website thì đều nhận được tiếp thị lại từ mình.
Tiếp theo hệ thống sẽ hỏi bạn đặt lại tên cho thẻ, bạn nên để mặc định như hình vẽ là Tiếp thị lại Adwords.
Sau đó bạn Click tiếp tục và chọn xuất bản để hoàn tất. Vậy là bạn đã thành công chèn mã Remarketing Adwords vào công cụ Google Tag Manager rồi nhé.
Liên kết Tài khoản Google Adwords với Google Analytics
Đang cập nhật
Kết luận
Google Tag Manager quả là một công cụ hữu ích phải không các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách tự gắn mã Google Tag Manager vào website của mình và bắt đầu dần dần cùng Marketing Việt tìm hiểu về cách sử dụng của các công cụ quan trọng như
Google Analytics
Cách chạy các chiến dịch Remaketing
….
Nhớ đón xem bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!
Đọc qua không nhớ hết được, lưu lại để nghiên cứu dần, có khi thì lại cần.